Sứa biển và các món ăn ngon, bổ dưỡng

 

Sứa biển là một trong số những loại thực phẩm được nhiều người yêu thích và chúng thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm gia đình. Thịt sứa giòn giòn ngọt thanh dùng để chế biến thành các món ăn cho mùa hè nóng mức thì còn gì bằng. Tuy nhiên, quen thuộc là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Hiểu được điều đó, trong bài viết ngày hôm nay, Cá Mú Đỏ sẽ tổng hợp toàn bộ thông tin hữu ích về loại hải sản này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Con sứa biển là con gì?

 

Con sứa biển có tên tiếng Anh là Jellyfish, chúng là một loại sinh vật biển không xương sống duy nhất của ngành Cnidaria.

Được biết, sứa là một loại động vật nhuyễn thể thân mềm. Xung quanh phần thân của chúng là những xúc tu dài, mỏng dùng để săn bắt con mồi. Đây cũng là nơi có chứa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

sứa biển

Hình ảnh con sứa biển

Khi di chuyển, chúng co bóp dù sau đó từ từ đẩy nước ra khỏi lỗ miệng và di chuyển về phía ngược lại. Ở dưới nước, chúng trở nên vô cùng đẹp mắt và lộng lẫy. Cơ thể của sứa biển trong suốt và cơ thể chúng có đến 98% là nước. Môi trường sống của sứa biển là những vùng biển nhiệt đới và nước ta cũng là một trong số đó.

Tuổi thọ trung bình của sứa là khoảng vài giờ đến vài tháng. Tuy nhiên cũng có một số loài được xác nhận là có thể sống đến hơn 30 năm.

Trên thực tế, họ nhà sứa biển rất đa dạng với hơn 200 loài được công nhận. Nhưng phổ biến nhất vẫn là 6 loại:

+ Sứa đỏ

+ Sứa lửa

+ Sứa trắng

+ Sứa bất tử

+ Sứa bờm sư tử

+ Sứa cảnh nước ngọt

>> Gợi ý địa chỉ mua cá song hổ tươi sống tại Hà Nội

Giá trị dinh dưỡng và công dụng

 

Theo nghiên cứu, trung bình trong 100g sứa biển sẽ chứa khoảng: 

+ 12,3g chất đạm

+ 0,1g chất béo

+ 3,9g đường

+ 182mg canxi

+ 9,5mg sắt

+ 132mg iot

+ ..v.v..

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, việc ăn sứa biển có tốt không?

Ăn sứa biển sẽ mang đến những tác dụng như:

+ Bổ sung dưỡng chất cho hoạt động của cơ thể.

+ Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim.

+ Ngăn ngừa stress oxy hóa.

+ Tốt cho não bộ.

+ Làm đẹp da.

+ Chữa chứng huyết ứ.

Sứa biển làm món gì ngon?

 

Một số món ăn ngon làm từ sứa:

+ Sứa muối vẹt

sứa biển

Món sứa muối vẹt

+ Nộm sứa hoa chuối

sứa biển

Nộm sứa hoa chuối

+ Sứa xào sả ớt

sứa biển

Sứa xào sả ớt

+ Bún sứa

sứa biển

Bún sứa

+ Sứa khô

+ Sứa xào cần tây

+ Nộm sứa tai heo

+ ..v.v..

Giá sứa biển bao nhiêu tiền 1kg?

 

Sứa biển có mức giá khá rẻ, hiện trên thị trường giá sứa biển chỉ dao động trong khoảng từ 70.000 - 90.000Đ/kg. Tùy vào mùa vụ, kích thước mà giá của chúng cũng sẽ có sự thay đổi.

Vì sứa có rất nhiều loại nên bạn hãy tìm mua chúng ở siêu thị hoặc cửa hàng bán hải sản. Lưu ý nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín để tránh mua phải sứa không rõ nguồn gốc. Bởi chất lượng của sứa không chỉ ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn ảnh hướng đến sức khỏe của gia đình bạn đấy nhé!

>> Báo giá cá chình tươi sống hàng loại 1

Sứa biển có độc không?

 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, sứa là một loài động vật có chứa nhiều độc tố. Thường thì độc của sứa sẽ tập trung ở các xúc tu, nếu như không sơ chế, chế biến đúng cách sẽ rất dễ bị trúng độc. Nếu bị sứa cắn, các độc tố sẽ ngấm qua đường da và xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhẹ thì chỉ bị nổi mẩn đỏ, rát, ngứa ngoài da. Trong trường hợp bị nặng có thể gây tức ngực, đau đầu, tím tái, khó thở, buồn nôn, đau bụng, tụt huyết áp,... Khi đó cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng sứa biển chưa qua chế biến (sứa biển tươi) làm thức ăn, gỏi ăn sống và đặc biệt không cho trẻ em ăn. Chỉ sử dụng sứa biển sau khi đã sơ chế, chế biến đúng cách. Sứa tươi phải được ngâm với nước muối và phèn qua 3 lần, đến khi thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới sử dụng để chế biến thành các món ăn.

Một số lưu ý khi ăn sứa biển

 

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn sứa biển bạn cần tham khảo để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình mình:

+ Ngâm sứa với nước muối và hèn khoảng 3 lần, mỗi lần từ 15 - 20 phút để loại bỏ hết vi khuẩn và độc tố có trong sứa.

+ Những ai có tiền sử bị dị ứng với hải sản thì không nên ăn sứa biển.

+ Nếu mua sứa ép khô thì bạn cũng vẫn cần làm sạch và ngâm với nước muối.

+ Không nên ăn sứa trong mùa chúng sinh sản vì thời điểm này cơ thể chúng chứa rất nhiều độc và vi khuẩn.

+ Không cho trẻ em dưới 8 tuổi ăn sứa vì hệ tiêu hóa của bé còn kém.

+ Không tự bắt sứa ở biển về ăn vì rất có thể bạn sẽ bắt nhầm sứa độc.

Sứa biển bao nhiêu calo?

 

Trung bình, cứ 100g sức có chứa 36 calo, con số này chỉ tương đương với một bó rau cải thảo, súp lơ trắng hay 100g rau càng cua,... Qua đây có thể thấy được rằng, nếu đem so sánh với các loại hải sản khác thì lượng calo của sứa biển thấp hơn rất nhiều. Phù hợp với những bạn đang trong chế độ ăn kiêng.

Ngoài ra, tùy vào món ăn làm từ sứa mà lượng calo trong đó cũng khác nhau. Cụ thể như:

+ Nộm sứa chứa khoảng 270 calo

+ Bún sứa chứa khoảng 340 calo

Trên đây là toàn bộ những thông tin về sứa biểnCá Mú Đỏ muốn cung cấp tới bạn đọc. Hy vọng qua đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này cũng như có thêm gợi ý cho lựa chọn của gia đình mình. Nếu có bất cứ yêu cầu hay thắc mắc gì, hãy liên hệ tới số Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Cá Mú Đỏ