Cách nấu cháo hải sản cho bé không bị tanh
Dinh dưỡng là một vấn đề muôn thuở được rất nhiều bà mẹ nội trợ quan tâm. Việc bổ sung chất dinh dưỡng cho con như nào, con kén ăn thì phải làm sao hay thậm chí là thay đổi thực đơn như nào để bé nhà mình không mau chán. Nếu chỉ làm những món đơn giản như cháo thịt băm, cháo sườn, cháo ruốc,... thì sẽ khiến bé nhanh chán. Các mẹ có thể tham khảo công thức nấu cháo hải sản cho bé dưới đây của Cá Mú Đỏ. Đảm bảo không tanh mà còn đầy đủ dinh dưỡng!
Nguyên liệu nấu cháo hải sản
Để làm được món cháo hải sản thơm ngon, bổ dưỡng cho bé nhà mình, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
- Gạo tẻ
- Gạo nếp
- Tôm
- Mực
- Đậu xanh
- Trứng gà
- Hành lá
- Hành tím băm
- Gia vị thông dụng
Các bước nấu cháo hải sản cho bé
Bước 1: Tôm, mực khi mua về cần sơ chế sạch sẽ, bạn có thể rửa qua với rượu trắng để khi chế biến món ăn không bị tanh. Sau đó rửa sạch lại với nước và để ráo, thái thành từng miếng nhỏ vừa miệng của con rồi đem ướp với một chút dầu hào và hạt nêm. Các mẹ nên lựa chọn những loại nguyên liệu phù hợp với khẩu vị và tháng tuổi của con để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của con nhé!
Bước 2: Ngâm đậu xanh, gạo nếp, gạo tẻ với nước trước khi nấu khoảng 1 tiếng. Tiếp đó cho vào nồi nấu thành cháo.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp, cho một chút dầu ô liu vào đun đến khi nóng thì cho hành băm vào phi thơm. Tiếp theo cho tôm, mực đã thái nhỏ vào xào chín.
Bước 4: Khi cháo chín thì cho tôm, mực đã xào vào đun khoảng 10 - 15 phút. Khi nào gần được thì cho trứng vào đảo đều là có thể tắt bếp.
Cháo hải sản đậu xanh cho bé (st)
Cuối cùng bạn múc cháo ra đĩa, cho thêm một chút hành lá là có thể cho bé nhà mình ăn rồi.
Lưu ý: Khi lựa chọn nguyên liệu thì mẹ nên chọn những nguyên liệu mà con có thể ăn được và đảm bảo con không bị dị ứng với một trong số các nguyên liệu đó nhé!
3 lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản
Cân nhắc lựa chọn loại hải sản cho trẻ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hầu hết các loại hải sản đều rất giàu canxi nên các mẹ có thể cân nhắc sử dụng hải sản để bổ sung dinh dưỡng cho bé nhà mình.
Trong số các loại hải sản thì các biển chính là thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao và có tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể của trẻ. Bên cạnh đó thì trong cá cũng chứa chất béo không no omega 3 rất tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh và chống lại các căn bệnh liên quan đến tim mạch. Một số loại cá biển được khuyến cáo nên cho bé ăn có thể kể đến như cá hồi, cá ngừ, cá basa,...
Ngoài cá ra thì hàu cũng rất giàu dinh dưỡng bởi nó có các dưỡng chất giúp trẻ tăng trưởng và phát triển cơ thể một cách toàn diện.
Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn tôm, bởi tôm rất giàu đạm và canxi.
Một số loại hải sản có vỏ như ngao, sò, hến, trai,... thì nên cho trẻ ăn khi trẻ đã đủ một tuổi.
Các mẹ nên tránh chọn những loại cá có hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao như cá kình, cá mập, cá thu lớn, cá lưỡi kiếm, cá ngừ lớn,... Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, khi cho trẻ ăn hải sản thì các mẹ nên chọn hải sản còn tươi, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tránh trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Cho trẻ ăn hải sản với liều lượng vừa đủ
Như chúng ta đã biết, việc bổ sung một loại dưỡng chất nào đó quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình. Đặc biệt với các bé, trong độ tuổi phát triển mạnh mẽ nhất thì vấn đề lựa chọn và cân nhắc liều lượng của các bé cũng vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia, các mẹ có thể cho bé nhà mình ăn từ 1 - 2 bữa hải sản mỗi ngày, nhưng tùy theo tháng tuổi sẽ có lượng ăn cho mỗi bữa là khác nhau. Cụ thể:
+ Với trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: Mỗi bữa nên cho bé ăn từ 20 - 30g thịt cá, tôm nấu kèm với cháo, bột. Một ngày ăn 1 bữa, tối đa 3 - 4 bữa/tuần.
+ Với trẻ từ 1 - 3 tuổi: Mỗi ngày ăn 1 bữa, mỗi bữa ăn từ 30 - 40g thịt hải sản nấu kèm với mì, bún, súp, cháo,...
+ Với trẻ từ 4 tuổi trở lên: Mỗi ngày ăn 1 - 2 bữa, mỗi bữa ăn từ 50 - 60g thịt hải sản.
Lưu ý khi chế biến hải sản cho bé
Không nên cho trẻ ăn những loại hải sản chưa chế biến chín như gỏi, sashimi, sushi,... bởi những loại thực phẩm sống là nơi ẩn chứa rất nhiều vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản.
Ngoài ra, hải sản còn rất dễ bị nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân. Vậy nên đối với những trẻ đang ở trong giai đoạn ăn bột, cháo, các mẹ nên xay hoặc nghiền nhỏ cá, tôm để nấu cho bé nhà mình nhé!
Đối với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, ngoài việc cho bé ăn cháo, mì miến,... nấu cùng hải sản thì các mẹ cũng có thể cho bé nhà mình ăn dạng luộc, hấp như ghẹ, cua hấp,...
Tuyệt đối không cho trẻ ăn hải sản sống hoặc chưa chín kỹ.
Vừa rồi Cá Mú Đỏ đã hướng dẫn bạn đọc cách nấu cháo hải sản tại nhà cho bé mà không bị tanh rồi. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất cứ yêu cầu hay thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!
Xem thêm:
Tin cùng danh mục
- Sò điệp xào măng tây - Món ngon dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình
- Hướng dẫn làm cá nục sốt cà chua thơm ngon, hấp dẫn tại nhà
- Thưởng thức vị thơm ngon, lạ miệng của món ốc giấy nướng mỡ hành
- Cá khoai kho tiêu - Món ngon đậm đà chuẩn hương vị Việt
- Ốc tỏi là ốc gì - Giá bao nhiêu 1kg? Mua ở đâu Hà Nội?
- Công thức làm cà ri cua thơm ngon, lạ miệng ai cũng thích
- Lẩu tôm bầu - Đỉnh cao ẩm thực được nhiều người yêu thích!
- Ăn hải sản có tốt không? 10 lý do bạn nên ăn hải sản mỗi tuần